Với diện tích trên 1.220ha, cây na là một trong 3 loại cây ăn quả chủ lực, chiếm diện tích lớn nhất của tỉnh và đưa Quảng Ninh trở thành 1 trong 5 tỉnh sản xuất trọng điểm na trong cả nước. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, do phần lớn cây na có tuổi đời cao nên thay vì tập trung vào vụ chính thì người dân nên chuyển sang vụ na Đông Xuân. Hình thức sản xuất này giúp quả na cho chất lượng tốt hơn, giá trị tăng lên, giảm thiểu câu chuyện bị tư thương ép giá.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, và hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Theo dự báo, các mặt hàng Tết năm nay sẽ phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, năm 2023, thị trường hàng hóa đa dạng, dồi dào và phong phú nhưng vẫn còn hiện tượng chênh lệch về giá, khi giá từ tay người sản xuất thì rất rẻ, qua các khâu trung gian phân phối đến tay người tiêu dùng lại cao.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 6 mỏ khoáng được cấp phép khai thác tập trung chủ yếu tại TP Cẩm Phả. Mặc dù trữ lượng nước khoáng của tỉnh Quảng Ninh chỉ chiếm 2,8% so với cả nước, nhưng đây được coi là nguồn tài nguyên “vàng trắng” đã và đang được quản lý, khai thác hiệu quả.
Trong thời gian qua, huyện Ba Chẽ đã chủ động triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) với mục tiêu nâng cao giá trị nông sản địa phương, phát triển thương hiệu, và thúc đẩy sản xuất các sản phẩm đặc trưng của vùng.
Dịp Tết Dương lịch 2024, giá hành tỏi đang có sự biến động mạnh, đặc biệt là tỏi trắng Phan Rang, tăng vọt lên tới 200.000 đồng mỗi kg, tăng 30% so với đầu năm.
Hoạt động Xúc tiến thương mại (XTTM) được coi là một trong những kênh quảng bá sản phẩm hiệu quả, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa phù hợp với sự phát triển cũng như nhu cầu của thị trường.
Đã có nhiều phương án bình ổn dịp cuối năm và Tết như tăng dự trữ hàng hoá 20 - 30%, tăng sản phẩm vừa túi tiền, mua sắm Tết sớm để tiết kiệm…
Nhu cầu lớn từ thị trường quốc tế khiến giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng mạnh lên đỉnh mới 663 USD một tấn và là mức cao nhất thế giới hiện nay.